Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều - Phòng GD&DT Sa Thầy

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều

pgdsathay
pgdsathay 22/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều.

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm năm 2022 – 2023.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Công nghệ lớp 3 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trong bài viết dưới đây của VietJack:

Bạn đang xem: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 3 sách Cánh diều

Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 3 Cánh diều

Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng:

A. Hoạt động trải nghiệm là môn học bắt buộc dành cho học sinh tiểu học.

B. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc dành cho học sinh tiểu học.

C. Hoạt động trải nghiệm là môn học tự chọn dành cho học sinh tiểu học.

D. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Câu 2: Vai trò của Hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:

A. Tập trung vào hình thành những kiến thức quan trọng cho học sinh.

B. Tập trung chủ yếu vào hình thành và phát triển những phẩm chất quan trọng cho học sinh.

C. Là cầu nối giữa các môn học với thực tiễn đời sống, mở ra cơ hội để học sinh vận dụng điều đã học vào giải quyết vấn đề mà các em đối mặt trong quá trình học tập và trong cuộc sống hằng ngày.

D. Tập trung vào phát triển các phẩm chất cho học sinh.

Câu 3: Điểm khác biệt giữa Hoạt động trải nghiệm 3 với các môn học khác là:

A. Hoạt động trải nghiệm chính là một môn học trong chương trình giáo dục tiểu học.

B. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, hướng vào hình thành và phát triển ở học sinh một số năng lực chung và năng lực đặc thù; còn các môn học tập trung chủ yếu vào hình thành và phát triển một năng lực chuyên môn cụ thể.

C. Hoạt động trải nghiệm để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, còn các môn học để tổ chức các hoạt động học tập chính thức.

D. Hoạt động trải nghiệm để tổ chức một số hoạt động ngoài môn học như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp; còn môn học để dạy học kiến thức khoa học cho học sinh.

Câu 4: Năng lực nào không phải là năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm:

A. Thích ứng với cuộc sống.

B. Thiết kế và tổ chức hoạt động.

C. Định hướng nghề nghiệp.

D. Giao tiếp và hợp tác.

Câu 5: Nội dung giáo dục trong chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học gồm:

A. Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên.

B. Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động hướng đến tự nhiên; Hoạt động hướng nghiệp.

C. Sinh hoạt dưới cờ; Giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp.

D. Sinh hoạt dưới cờ; Giáo dục theo chủ đề; Sinh hoạt lớp; Câu lạc bộ.

Câu 6: Các loại hình hoạt động trải nghiệm chính dành cho học sinh tiểu học gồm:

A. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Hoạt động câu lạc bộ.

B. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

C. Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp.

D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Câu 7: Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 của bộ sách Cánh diều gồm:

A. 7 chủ đề là: Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn.

B. 8 chủ đề là: Trường học mến yêu; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn.

C. 9 chủ đề là: Trường học mến yêu; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Những người sống quanh em; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn; An toàn trong cuộc sống.

D. 9 chủ đề là: Trường tiểu học; Khám phá bản thân; Em yêu lao động; Em với cộng đồng; Nghề em yêu thích; Em yêu quê hương; Gia đình yêu thương; Em và những người bạn; An toàn trong cuộc sống.

Câu 8: Đặc điểm của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh diều) là:

A. Thiết kế thành các hoạt động bám sát theo trình tự các mạch nội dung hoạt động trong chương trình.

B. Được cấu trúc thành 9 chủ đề gần gũi với học sinh tiểu học, có chức năng định hướng tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong trường tiểu học.

C. Được xây dựng thành các dự án học tập.

D. Được thiết kế thành các bài học như các môn học khác.

Câu 9: Mỗi chủ đề trải nghiệm trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 được triển khai trong khoảng thời gian:

A. Từ 3 – 4 tuần.

B. 1 tháng.

C. 1 tuần.

D. 1 ngày.

Câu 10: Tiết Sinh hoạt dưới cờ nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:

A. Tổ chức riêng cho từng khối lớp; đảm bảo thực hiện đầy đủ theo những gợi ý trong sách giáo khoa.

B. Tổ chức riêng cho từng khối lớp; đảm bảo không ảnh hưởng tới các khối lớp khác.

C. Tổ chức chung toàn trường theo tiến trình: ổn định tổ chức; thực hiện nghi lễ chào cờ; tổng kết và phát động thi đua; triển khai hoạt động trải nghiệm gắn với chủ đề.

D. Tổ chức chung toàn trường; lựa chọn gợi ý tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ của lớp 3 để triển khai chung cho toàn trường.

Câu 11: Tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:

A. Lồng ghép với tiết Sinh hoạt dưới cờ hoặc tiết Sinh hoạt lớp.

B. Gộp cả 4 tiết trong một chủ đề để tổ chức trong một buổi cho học sinh.

C. Triển khai mỗi tuần một tiết theo phân phối như sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3.

D. Tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp.

Câu 12: Tiết Sinh hoạt lớp nên tổ chức theo gợi ý nào sau đây:

A. Gộp với tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

B. Tổ chức vào buổi học cuối trong tuần và chia làm 2 phần: Đánh giá nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh trong tuần và Hoạt động trải nghiệm theo gợi ý trong sách giáo khoa.

C. Chỉ cần triển khai những nội dung đã thiết kế trong sách giáo khoa.

D. Tổ chức vào thời gian ngoài giờ lên lớp.

Câu 13: Khi sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh Diều), nhà trường và giáo viên cần lưu ý điều gì?

A. Lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề hoặc các hoạt động trong tuần để phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường.

B. Thực hiện theo đúng thứ tự các chủ đề và các tuần học theo sách giáo khoa để đảm bảo mục tiêu và yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm.

C. Chỉ được thay đổi thứ tự các tuần trong một chủ đề và thay đổi các loại hình Hoạt động trải nghiệm trong một tuần.

D. Chủ động thay đổi các nội dung hoạt động mà không cần chú ý đến tính logic, thống nhất giữa các loại hình hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp ở trong tuần và trong chủ đề.

Câu 14: Khi sử dụng sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 3 (bộ sách Cánh Diều), giáo viên cần lưu ý điều gì?

A. Sử dụng đúng theo hướng dẫn tổ chức hoạt động trong sách giáo viên.

B. Vận dụng sáng tạo và phát triển những ý tưởng, gợi ý được đưa ra trong sách giáo viên.

C. Sử dụng song song sách giáo viên với sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở trên lớp.

D. Phân chia số tiết và xây dựng kế hoạch giáo dục theo đúng với nội dung được trình bày trong sách giáo viên.

Câu 15: Khi sử dụng Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 (Bộ sách Cánh diều), giáo viên cần lưu ý điều gì?

A. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu bổ trợ dành cho giáo viên để hướng dẫn học sinh hoạt động.

B. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu tham khảo cho học sinh để thực hiện hoạt động nên cũng không thật cần thiết sử dụng trong tổ chức hoạt động.

C. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 là tài liệu bổ trợ dành cho học sinh, giúp học sinh thực hiện thuận lợi và hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong SGK; đồng thời có thêm những trải nghiệm quý giá để phát triển năng lực.

D. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 3 được coi là phương tiện duy nhất để tổ chức hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho học sinh.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu

Rate this post