Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu) - Ngữ Văn 9 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu) – Ngữ Văn 9

pgdsathay
pgdsathay 05/11/2022

Cùng Phòng GD&DT Sa Thầy đọc bài Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu).

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gồm 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn cảm nhận về ông Hai thật hay.

Làng

Bạn đang xem: Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu) – Ngữ Văn 9

Ông Hai là một người nông dân nghèo khổ, chất phác, mang trong mình tình yêu làng, tình yêu nước vô cùng sâu nặng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Hai

I. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai.

II. Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được diễn tả chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

– Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

– Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông,khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

– Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

– Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

– Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

III. Kết bài:

  • Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng

Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật ông Hai

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn Làng là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân
  • Ông Hai là nhân vật trung tâm của tác phẩm

2. Thân bài

a. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc

  • Hay khoe về làng bằng giọng điệu “say mê và náo nức lạ thường”.
  • Tự hào về truyền thống kháng chiến, về vẻ đẹp của làng.
  • Lúc nào cũng nhớ về làng “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”.
  • Xa quê nhưng ông luôn nghe ngóng tin tức về làng
  • Đau đớn, bế tắc khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

b. Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng

  • Ở nơi tản cư, ông thường xuyên đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình cách mạng, khoái chí, tự hào trước những thành tích đấu tranh của nhân dân.
  • Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc à Đau khổ, bất bình khi làng theo giặc.
  • Dù yêu làng nhưng làng theo giặc thì quyết đứng về phía cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
  • Nghe tin cải chính: vui mừng, sung sướng; đi khoe với mọi người nhà mình bị giặc đốt, rằng làng chợ Dầu không theo giặc.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung:

  • Ông Hai là có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc
  • Ông Hai là biểu tượng cho những người nông dân yêu nước trong kháng chiến.

Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai

1) Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
  • Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
  • Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

2) Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

– Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

– Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

– Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

– Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

– Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật

  • Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.
  • Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
  • Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

3, Kết bài:

– Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:

  • Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.
  • Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục và Đạo Tạo Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu Giáo dục

Xem thêm Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (3 mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gồm 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý cho bài văn cảm nhận về ông Hai thật hay.

Làng

Ông Hai là một người nông dân nghèo khổ, chất phác, mang trong mình tình yêu làng, tình yêu nước vô cùng sâu nặng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phòng GD&DT Sa Thầy để củng cố kiến thức môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10 hiệu quả.

Dàn ý cảm nhận về nhân vật ông Hai

I. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai.

II. Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được diễn tả chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

– Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

– Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông,khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

– Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

– Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

– Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

III. Kết bài:

  • Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng

Dàn ý cảm nghĩ về nhân vật ông Hai

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn Làng là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân
  • Ông Hai là nhân vật trung tâm của tác phẩm

2. Thân bài

a. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc

  • Hay khoe về làng bằng giọng điệu “say mê và náo nức lạ thường”.
  • Tự hào về truyền thống kháng chiến, về vẻ đẹp của làng.
  • Lúc nào cũng nhớ về làng “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”.
  • Xa quê nhưng ông luôn nghe ngóng tin tức về làng
  • Đau đớn, bế tắc khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

b. Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng

  • Ở nơi tản cư, ông thường xuyên đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình cách mạng, khoái chí, tự hào trước những thành tích đấu tranh của nhân dân.
  • Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc à Đau khổ, bất bình khi làng theo giặc.
  • Dù yêu làng nhưng làng theo giặc thì quyết đứng về phía cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
  • Nghe tin cải chính: vui mừng, sung sướng; đi khoe với mọi người nhà mình bị giặc đốt, rằng làng chợ Dầu không theo giặc.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung:

  • Ông Hai là có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc
  • Ông Hai là biểu tượng cho những người nông dân yêu nước trong kháng chiến.

Dàn ý Suy nghĩ về nhân vật ông Hai

1) Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

  • Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.
  • Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.
  • Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

2) Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được tác giả diễn tả hết sức chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

– Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

– Ở nơi tản cư:

  • Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.
  • Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông “một cách say mê và náo nức lạ thường”, khoe làng có phòng thông tin, con đường lát đá, nhà ngói san sát. Ông khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

– Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

  • Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.
  • Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

– Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

– Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

  • Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.
  • Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.
  • Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Khi ông chủ tịch làng đến thông báo tin cải chính:

  • Ông phấn khởi đem quà về cho các con
  • Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.
  • Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ Sự hào hứng, hân hoan ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

d) Đưa ra nhận xét về nghệ thuật

  • Nhà văn Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng đặc biệt, mỗi tình huống đều khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực.
  • Ông miêu tả cụ thể diễn biến tâm lý của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, những hành động giàu cảm xúc.
  • Ngôn ngữ nhân vật vừa mang đặc trưng vùng miền, vừa mang đậm tính thuần phác, đôn hậu chung của người nông dân.

3, Kết bài:

– Đưa ra kết luận về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng:

  • Nhân vật ông Hai là một bức chân dung sống động, riêng biệt về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến: bình dị nhưng có lòng yêu làng, yêu nước chân thành, sâu nặng, cao quý.
  • Truyện ngắn Làng của Kim Lân: nội dung truyện gần gũi, đơn giản nhưng thể hiện được những ý nghĩa to lớn, sâu sắc; nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sống động.
Rate this post