Chế độ thai sản mới nhất năm 2017 Mức hưởng chế độ thai sản - Phòng GD&DT Sa Thầy

Chế độ thai sản mới nhất năm 2017 Mức hưởng chế độ thai sản

pgdsathay
pgdsathay 16/10/2022

Chế độ thai sản mới nhất năm 2017

Mức hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản mới nhất năm 2017

Chế độ thai sản mới nhất năm 2017 bao gồm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản, mức hưởng chế độ thai sản, thời gian hưởng chế độ thai sản, thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản…Tất cả được Phòng Giáo Dục Sa Thầy sưu tầm và tổng hợp nhằm gửi đến tất cả các bạn trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Chế độ thai sản mới nhất năm 2017 Mức hưởng chế độ thai sản

I. Hệ thống văn bản liên quan

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Bộ luật lao động 2012;

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II. Chế độ thai sản

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản

  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Lao động nữ mang thai

– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bệnh viện thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Lao động nam hoặc nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

3. Thời gian và mức hưởng chế độ thai sản

a. Khi mang thai

– Không phải chỉ khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản mà chế độ này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên bạn biết mình có thai. Theo đó, thai phụ được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Ngoài ra, nếu có bất kỳ “sự cố” như sảy thai, thai chết lưu, sinh non… người mẹ cũng được hưởng một số quyền lợi đặc biệt như:

  • Những trường hợp sảy thai dưới 1 tháng sẽ được nghỉ phép 10 ngày
  • 20 ngày nghỉ nếu thai từ 1-3 tháng
  • 40 ngày nghỉ nếu thai từ 3-6 tháng
  • 50 ngày nghỉ nếu thai từ 6 tháng trở lên (bao gồm ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần)

b. Khi sinh con

Chế độ thai sản khi sinh con được áp dụng như sau:

– Thời gian nghỉ phép: Bạn được quyền nghỉ trước và sau thời gian sinh con 6 tháng, trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Với những mẹ mang đa thai, từ bé thứ 2 trở đi, mẹ sẽ được tính thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu có nhu cầu nghỉ thêm, mẹ có thể xin nghỉ phép không hưởng lương. Đặc biệt, nếu có đủ sức khỏe để quay lại làm việc trước thời gian nghỉ phép, mẹ vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định, và nhận thêm tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

– Mức trợ cấp thai sản: Bằng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, bạn còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.

– Hỗ trợ sau khi sinh: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, bạn có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, và được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

  • Nghỉ 5 ngày/ năm trong những trường hợp bình thường
  • Nghỉ tối đa 7 ngày/ năm trong trường hợp sinh mổ
  • Nghỉ tối đa 10 ngày/ năm trong trường hợp mang đa thai

c. Chế độ thai sản cho chồng

– Theo luật mới được cập nhật, bắt đầu từ 1/1/2016, chế độ thai sản không chỉ có hiệu lực với phụ nữ, mà những ông bố cũng “tranh thủ” được một chút quyền lợi cho mình. Theo đó, nếu anh xã của bạn có tham gia đóng bảo hiểm y tế cũng có quyền được nghỉ theo chế độ thai sản, và có hiệu lực trong vòng 30 ngày tính từ ngày đầu vợ sinh con.

  • Nghỉ 5 ngày với những trường hợp sinh thường
  • Nghỉ 7 ngày trong trường hợp sinh mổ, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi
  • Nghỉ 10 ngày trong trường hợp sinh đôi, và từ bé thứ 3 trở đi sẽ được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi bé. Những trường hợp sinh đôi phải sinh mổ sẽ được nghỉ 14 ngày.

– Ngoài ra, đối với trường hợp chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng cũng được hưởng tiền trợ cấp thai sản, cụ thể: Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 31 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì mức tiền hưởng trợ cấp thai sản của chồng bằng hai tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

d. Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

– Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

– Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

– Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Đăng bởi: Phòng Giáo Dục Sa Thầy

Chuyên mục: Tài liệu – Văn Bản

Rate this post